Truyền Kỳ Mạn Lục [傳奇漫錄] là tác phẩm văn học duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ (thế kỷ 16) còn lưu giữ đến ngày nay. Tác phẩm do Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy của tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702–?) đánh giá là một “thiên cổ kỳ bút”. Năm 1962, UNESCO đã dịch tác phẩm sang tiếng Pháp.
Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại truyền kì, xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca. Cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra từ đời Lý đến đời Lê Sơ, từ Nghệ An trở ra Bắc, với nội dung ma mị, đủ các loại yêu ma địa ngục cũng như thần tiên thiên giới.
Hoạ phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục lấy từ cảm hứng từ tác phẩm văn học trên, chia 20 truyện nhỏ thành các hình ảnh mà sáng tác ráp nối thành tranh.